Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Tuyên truyền nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng năm 2023
Lượt xem: 8655

1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

1.1. Lĩnh vực kinh tế

Kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 đạt 5,04%. Lĩnh vực nông nghiệp phát triển ổn định, an ninh lương thực được đảm bảo. Duy trì 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân đạt 11,63 tiêu chí/xã, tăng 0,56 tiêu chí/xã so với năm 2021. Sản xuất công nghiệp duy trì ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 5.620 tỉ đồng, đạt 100% KH; bằng 106% so với năm trước; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 884,92 triệu USD, vượt 40% KH, tăng 11% so với năm trước. Tổng vốn quản lý và huy động đạt 26.000 tỉ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm.

Thu ngân sách đạt 3.966 tỉ đồng, bằng 236% dự toán TW giao, vượt 96% KH, trong đó thu nội địa được 1.305/1.464 tỷ đồng, bằng 89% dự toán TW giao (không có tăng thu từ đất). Chi ngân sách địa phương đạt 7.416,07 tỉ đồng, bằng 70% dự toán TW.

Công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư, xây dựng, giao thông được quan tâm triển khai quyết liệt, đồng bộ. Tổ chức rà soát, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch của 10/10 đô thị. Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040 với quy mô 30.130 ha đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hồ sơ quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã hoàn thành, Hội đồng thẩm định Quốc gia đang tiến hành thẩm định và trình Thủ tướng phê duyệt.

1.2. Lĩnh vực Văn hoá - xã hội

Ngành du lịch có sự phục hồi ấn tượng, lượng khách đến tham quan du lịch Cao Bằng đạt 1.102.934 lượt khách, tăng 165% so với năm trước; doanh thu đạt 622 tỉ đồng, tăng 762,3% so với năm trước.

Có thêm 10 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 166% KH. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tiêm vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19 được chú trọng. Thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; các chế độ, chính sách hỗ trợ được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng theo quy định; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,29%, đạt 107,25% KH. Các hoạt động văn hoá, xã hội được tổ chức dưới nhiều hình thức phù hợp với tình hình dịch bệnh. Cải cách hành chính được đẩy mạnh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, bình đẳng, minh bạch.

Huy động xã hội hóa được 51.279 tỷ đồng hỗ trợ 1.235/6.602 nhà tạm, nhà dột nát; huy động nguồn lực ứng trước cho 3.141 hộ là “lõi nghèo” của tỉnh, trong đó có 214 hộ là gia đình chính sách ngưòi có công được tạm ứng kinh phí đế thực hiện xây mới và sửa chữa nhà ở; 3.038 nhà đã thực hiện xây mới, sửa chữa xong.

Công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được duy trì ổn định; an ninh biên giới, an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh trong vùng dân tộc, tôn giáo... được bảo đảm.

Tuy nhiên, Công tác giải ngân vốn đầu tư công và triển khai một số công trình, dự án; công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, chậm tiến độ. Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới còn hạn chế. Quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng xã hội chưa đồng bộ, triển khai chậm; chất lượng một số quy hoạch chưa cao, thiếu tính khả thi, không đảm bảo nguồn lực thực hiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường, hạ tầng giao thông xuống cấp. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cần tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh. Công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, công tác đấu giá, đấu thầu trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Việc tổ chức thực hiện các chương trình trọng tâm, nội dung đột phá của Tỉnh uỷ và triển khai thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ của một số địa phương, đơn vị còn chậm, chưa nghiêm túc.

Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, nhất là tại một số trạm y tế xã còn hạn chế; tình trạng thiếu hụt giáo viên, nhân viên y tế ở một số địa phương chưa được khắc phục, đặc biệt là ở địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa; các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch còn thiếu đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao.

2. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2023

2.1. Các chỉ tiêu

2.1.1 Chỉ tiêu kinh tế

(1) Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8%, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,1%; công nghiệp, xây dựng tăng 11,71%; dịch vụ tăng 8,35%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,4%.

(2) GRDP bình quân đầu người 44 triệu đồng.

(3) Giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản trên 1 đơn vị diện tích (ha) đạt trên 46 triệu đồng.

(4) Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn (bao gồm cả giá trị hàng hóa giám sát) đạt 638 triệu USD. Trong đó: Kim ngạch nhập khẩu đăng ký tại địa bàn 396 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu đăng ký tại địa bàn 132 triệu USD; giá trị hàng hóa giám sát 110 triệu USD.

(5) Thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.838 tỉ đồng. Trong đó: Thu nội địa 1.638 tỉ đồng, thu thuế xuất nhập khẩu 1.200 tỉ đồng.

(6) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 11%.

(7) Tỉ lệ chiều dài các tuyến đường huyện, đường xã được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường 82,5%; tỉ lệ xã có đường đến trung tâm xã được nhựa hóa/bê tông hóa 98,8%.

2.1.2 Chỉ tiêu văn hóa - xã hội

(8) Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng trường chuẩn quốc gia tăng thêm 06 trưòng mầm non và phổ thông.

(9) Duy trì 15 bác sỹ/vạn dân; tỉ lệ số xã đạt chuấn quốc gia vê y tế xã đạt 82%; 35 giường bệnh/vạn dân; tỉ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 97%.

(10) Tỉ lệ gia đình văn hóa duy trì 85%; tỉ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa duy trì 95%; tỉ lệ khu dân cư văn hóa 58%.

(11) Giảm tỉ lệ hộ nghèo trên 4%.

(12) Tỉ lệ lao động qua đào tạo 50%, trong đó: Tỉ lệ qua đào tạo nghề lên 37,4%; tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 3,25%.

(13) Tăng thêm tối thiểu 05 xã đạt từ 17 - 18 tiêu chí nông thôn mới.

2.2. Một số nhiệm vụ chủ yếu

2.2.1. Về kinh tế

Tập trung tuyên truyền các đề án, kế hoạch phát triển KT-XH đang triển khai trên địa bàn tỉnh: 03 chương trình trọng tâm, 03 đột phá chiến lược và các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đề án nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn năm 2030; việc phát triển, mở rộng các sản phẩm OCOP đã có thương hiệu và xây dụng các sản phẩm OCOP mới; việc phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Son) - Trà Lĩnh (Cao Bằng); Đồ án tổng thể chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2030; việc thực hiện Nghị quyết vê phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025, định hưóng đến năm 2030. Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh; Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; việc chuẩn bị và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số và các chương trình phát triển y tế khác; Đề án bảo đảm tài chính bền vững cho phòng, chống HIV/AIDS...

2.2.1 Văn hóa - xã hội

Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; triển khai tốt Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP, ngày 30/6/2020 của Chính phủ; xây dựng trường chuẩn quốc gia; duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục các bậc học; nhiệm vụ năm học 2022 - 2023. Tiếp tục tuyên truyền thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, triển khai tiêm vắc xin phòng COVID - 19 đảm bảo an toàn; nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các tuyến, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tuyên truyền các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình; phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể dục thể thao giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch thực hiện nội dung đột phá về phát triển Du lịch - Dịch vụ bền vững.

Tuyên truyền việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh và các chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững gắn với phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Nghị quyết của Tỉnh uỷ về xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

3. Tuyên truyền nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực KT – XH

Đẩy mạnh tuyên truyền Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII; Nghị quyết số 68/2022/QH15, ngày 10/11/2022 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT - XH năm 2023. Tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH của tỉnh nêu tại Nghị quyết số 74/NQ-HDND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển KT - XH năm 2023; Chương trình hành động số 301-CTr/BCSĐ, ngày 27/9/2021 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm 2021 - 2025.

Tuyên truyền, phổ biến các văn bản Luật, các chính sách, quy định pháp luật đến thời điểm thực hiện từ năm 2023, đặc biệt các chính sách, quy định tác động rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, thúc đẩy thực hiện các chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

4. Tuyên truyền công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các ngành, địa phương trong triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội: Thông tin, tuyên truyền tình hình kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đoàn thể các cấp. Phản ánh, khích lệ tinh thần làm việc, lao động chủ động, sáng tạo của đội ngũ trí thức, doanh nghiệp, doanh nhân và các tầng lớp nhân dân. Nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, báo cáo kịp thời theo quy định các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH ở các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

5. Tuyên truyền về công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế: Tập trung tuyên truyền các hoạt động đối ngoại, hội nhập, hợp tác quốc tế của tỉnh trong năm 2023; tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển, cơ hội đầu tư, văn hóa vùng đất, con người Cao Bằng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, du lịch của tỉnh.

6. Tuyên truyền công tác nội chính; đấu tranh với tội phạm trên lĩnh vực kinh tế - xã hội:  Tuyên truyền kết quả thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể... theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng và Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của BCH TW Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biếu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá”; phản ánh kết quả công tác phòng, chống trấn áp các loại tội phạm về kinh tế; chủ động đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội.

7. Tuyên truyền các cuộc vận động xã hội; các phong trào thi đua yêu nưóc của các cấp, các ngành; các sự kiện kinh tế, văn hóa - xã hội lớn của đât nước, của tỉnh

Thông qua hoạt động tuyên truyền thực hiện Phong trào thi đua năm 2023 với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, gương mẫu, chủ động, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển ” và các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở các cấp, các ngành, như: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”“Cán bộ công chức “Trung thành - Trách nhiệm - Liêm chính - Sáng tạo”. Phong trào thi đua “Lao động động giỏi, lao động sáng tạo”; Phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; “Cao Bằng chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” ... góp phần cổ vũ, khích lệ những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, gưong người tốt, việc tốt, vượt khó vươn lên trong công tác, học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh, tạo sự lan tỏa tích cực, khơi dậy khát vọng, lòng yêu nước, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Các cơ quan chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ được giao cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp phát triển KT-XH năm 2022; nhiệm vụ năm 2023. Chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ trong việc nắm bắt tư tưởng nhân dân, tuyên truyền tạo sự đồng thuận khi triển khai các dự án tác động lớn đến đời sống nhân dân theo Quyết định số 238-QĐ/TW ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư TW Đảng (khóa XII) về “Quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển KT - XH , giải quyết các vấn đề nổi cộm, nhân dân quan tâm”./.

Đan Ly - VPĐKĐĐ
TRANG THÔNG TIN SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH CAO BẰNG

Trưởng ban biên tập: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng.
Điện thoại: 02063852372 - FAX: 02063.850372 - Email: tainguyenmoitruong@caobang.gov.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Cao Bằng.Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng (hoặc http://caobang.gov.vn) khi trích dẫn thông tin từ địa chỉ này.

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang