Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Xây dựng chính quyền số phục vụ nhu cầu của người dân
Lượt xem: 13100
Xây dựng chính quyền số (CQS) là một trong những mục tiêu quan trọng mà tỉnh hướng tới trong thực hiện chuyển đổi số (CĐS). Các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ, qua đó, làm đổi mới căn bản hoạt động của bộ máy chính quyền, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. 
Cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ.

Để xây dựng, phát triển CQS, tỉnh tập trung vào các nhóm nội dung: phát triển hạ tầng số, nền tảng số, các ứng dụng - cơ sở dữ liệu và dịch vụ số, bảo đảm an ninh mạng. Trong các nhóm nội dung này đều có các mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình thực hiện cụ thể. Hiện, toàn tỉnh có 22 đơn vị thông báo 374 danh mục thủ tục hành chính chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến; Cổng dịch vụ công (DVC) tỉnh đang cung cấp 1.486 DVC trực tuyến toàn trình và DVC trực tuyến một phần; tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC quốc gia 1.162 DVC trực tuyến toàn trình và DVC trực tuyến một phần. Đến nay, 72,52% DVC trực tuyến phát sinh hồ sơ, trong đó 23,67% hồ sơ được xử lý trực tuyến. 

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai sử dụng thống nhất trong tất cả các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã. Trao đổi văn bản và xử lý công việc, kết nối liên thông 4 cấp (từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) tại 100% cơ quan hành chính nhà nước. 100% cán bộ, công chức sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành; trên 97% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước hoàn toàn dưới dạng điện tử. Hệ thống được kết nối thông suốt với Trục liên thông văn bản quốc gia. Ứng dụng một cửa điện tử tỉnh được triển khai đồng bộ đến 100% sở, ban, ngành, địa phương.

 

256 cổng/trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, huyện, Thành phố, xã, phường, thị trấn hoạt động hiệu quả; hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh hoạt động ổn định, phục vụ hơn 8.500 tài khoản người dùng. Triển khai tích hợp 2.650 chứng thư số chuyên dùng lên phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai kết nối 4 cấp (từ Trung ương đến cấp xã) với 22 điểm cầu UBND tỉnh và sở, ban, ngành, 10 điểm cầu cấp huyện, 161 điểm cấp xã.

Đến nay, tỉnh có 3.739 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử; 93.955 tài khoản đăng ký và kích hoạt trên các sàn thương mại điện tử ; 18.985 giao dịch trên sàn thương mại điện tử… Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm ra toàn quốc.

Tuy nhiên, việc triển khai phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn như: 436 thôn, bản trắng sóng (trong đó có những thôn, bản chưa có điện, địa hình núi cao phức tạp, mật độ hộ gia đình không tập trung...). Việc xác định, định lượng hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế số, xã hội số gặp nhiều khó khăn, chưa được hướng dẫn cụ thể. Trình độ công nghệ số của người dân chưa đồng đều, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí còn thấp, khi tiếp cận với các nền tảng công nghệ số còn lúng túng, việc tuyên truyền, triển khai phát triển kinh tế số gặp khó khăn.

Để xây dựng CQS phục vụ nhu cầu của người dân, thời gian tới, tỉnh tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ xây dựng CQS, trong đó, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực cho CĐS, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thực chất, hiệu quả từ các hoạt động CĐS; thúc đẩy phát triển dữ liệu số trong hoạt động của cơ quan nhà nước phục vụ phát triển chính quyền điện tử hướng tới CQS, hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, đảm bảo kết nối, chia sẻ sử dụng chung dữ liệu giữa các ứng dụng dùng chung của tỉnh, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin, cung cấp DVC trực tuyến tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương để đưa các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân để thúc đẩy CĐS, đưa hoạt động của người dân lên môi trường số, người dân tiên phong sử dụng công nghệ số, qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền CĐS mạnh mẽ hơn; đưa CĐS vào cuộc sống bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, tạo nên cộng đồng số. Đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tạo nền tảng phát triển CQS, CĐS của tỉnh.
           

Diệu Hoa
TRANG THÔNG TIN SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH CAO BẰNG

Trưởng ban biên tập: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng.
Điện thoại: 02063852372 - FAX: 02063.850372 - Email: tainguyenmoitruong@caobang.gov.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Cao Bằng.Bản quyền nội dung thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng (hoặc http://caobang.gov.vn) khi trích dẫn thông tin từ địa chỉ này.

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang