06/09/2023
Cao Bằng quan tâm bảo tồn cây di sản Việt Nam
Lượt xem: 949
Những năm qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường
(Hội BVTN&MT) tỉnh Cao Bằng đã đi khảo
sát nghiên cứu để tìm kiếm những loại cây quý hiếm tiêu biểu đặc trưng vùng miền
địa phương để làm hồ sơ khoa học trình Trung ương Hội BVTN&MT Việt Nam xếp
hạng cây di sản Việt Nam.
Tính đến nay, tỉnh Cao Bằng đã có 21 cây cổ thụ tiêu
biểu đặc hữu được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Đó là rừng cây nghiến ở xóm
Bó Dường xã Vân Trình huyện Thạch An; quần thể 32 cây mạy Rào xã Quang Trung;
cây hạt dẻ huyện Trùng Khánh; cây sấu cổ thụ trong khu rừng lịch sử Trần Hưng Đạo,
cây Nhội ở bản người Dao tiền xã Quang Thành huyện Nguyên Bình... Những địa
phương Hội BVTN&MT tìm đến để vinh danh, CDSVN đều là các địa điểm gắn với
các di tích lịch sử văn hóa hoặc những nơi có danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhằm
kết hợp hài hòa giữa việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển kinh tế xanh
gắn với tham quan du lịch để du khách có thể hiểu thêm về thiên nhiên, lịch sử
văn hóa con người của miền non nước Cao Bằng. Cây mít cổ thụ huyện Bảo Lạc nằm
kề bên khuôn viên di tích lịch sử họ Nông, di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh
năm 2021 với diện tích trên 1 ha. Theo thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nay di
tích đã thay đổi nhiều, môi trường cây xanh trong khuôn viên chỉ còn lại rất ít
cây cùng thời điểm đó 4 loại cây quý cổ thụ hiện còn là cây Nhãn, cây hoa Đại,
cây dạ Hương tuy nhiên cây hiện nay cũng đã tàn lụi bởi không có không gian
sinh tồn, thiếu đất mầu để lộ những bộ rễ trơ trụi. Duy nhất trong khuôn viên
di tích ngôi nhà cổ họ Nông chỉ còn lại có cây mít khổng lồ cổ thụ đang tươi tốt
hàng năm vẫn cho sai quả chúng tôi đo được chu vi thân cây 3 người ôm chưa xuể
đường kính 1m80, so với tiêu chí để công nhận cây di sản Việt Nam do Trung ương
Hội BVTN&MT Việt Nam phối hợp với các nhà khoa học lâm sinh quy định thì
cây mít cổ thụ ở Bảo Lạc quá đủ tiêu chí cây Di sản Việt Nam.

Cây mít trên 300 năm ở dinh thự Họ Nông
huyện Bảo Lạc
Tuy nhiên đến
nay Hội BVTN&MT Cao Bằng vẫn chưa tiến hành làm thủ tục hồ sơ để được công
nhận cây DSVN vì đường dẫn đến cây mít cổ thụ không thuận tiện cho khách đến
thăm, trong khi cây mít cổ thụ chỉ nằm liền kề với khu di tích đã được công nhận
là di sản văn hóa cấp tỉnh. Thật đáng tiếc cây cổ thụ quý hiếm như cây mít
trong khu di tích Họ Nông Bảo Lạc không nơi nào trong tỉnh có được lại chưa phải
là cây di sản Việt Nam. Nếu được công nhận cây mít trên 400 năm tuổi sẽ làm
tăng thêm giá trị lịch sử văn hóa của di tích bởi chúng là những hiện vật sống
mà tất cả các loại hình di sản hầu hết đều cần đến không gian xanh lâu đời và cổ
kính.
Đinh Ngọc Hải